NHẬP MÔN PAPERCRAFT
PAPERCRAFT LÀ GÌ ?
Papercraft là một loại hình nghệ thuật trong đó áp dụng nhiều kĩ thuật khác nhau trên giấy hoặc chất liệu giấy để tạo thành các vật thể đẹp mắt. Nói cho dễ hiểu hơn thì bạn sẽ tạo ra một bản sao của vật thể bất kì từ giấy hoặc các vật liệu bằng giấy.
Có rất nhiều kiểu Papercraft khác nhau như làm thiệp, phong thư, hoa, tranh giấy xoắn, origami… và mô hình giấy. Ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến mô hình giấy. Thú vui này vô cùng dễ tiếp cận, không tốn quá nhiều chi phí và cũng không yêu cầu phải có tài năng thiên bẩm đặc biệt nào cả. Bất cứ ai cũng có thể làm mô hình giấy được cả, bạn chỉ cần một vài dụng cụ cơ bản, chút kiên nhẫn và bản in của mô hình đó.
PAPERCRAFT LÀ GÌ ?
Papercraft là một loại hình nghệ thuật trong đó áp dụng nhiều kĩ thuật khác nhau trên giấy hoặc chất liệu giấy để tạo thành các vật thể đẹp mắt. Nói cho dễ hiểu hơn thì bạn sẽ tạo ra một bản sao của vật thể bất kì từ giấy hoặc các vật liệu bằng giấy.
Có rất nhiều kiểu Papercraft khác nhau như làm thiệp, phong thư, hoa, tranh giấy xoắn, origami… và mô hình giấy. Ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến mô hình giấy. Thú vui này vô cùng dễ tiếp cận, không tốn quá nhiều chi phí và cũng không yêu cầu phải có tài năng thiên bẩm đặc biệt nào cả. Bất cứ ai cũng có thể làm mô hình giấy được cả, bạn chỉ cần một vài dụng cụ cơ bản, chút kiên nhẫn và bản in của mô hình đó.
|
|
|
NGUỒN GỐC - LỊCH SỬPapercraft, còn được gọi là mô hình giấy hoặc mô hình thẻ, là một loại hình nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các mô hình 3D bằng giấy. Lịch sử của nghề thủ công giấy có thể bắt nguồn từ nghệ thuật gấp giấy cổ xưa, bắt nguồn từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Kỹ thuật gấp giấy lan truyền đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, nơi nó phát triển thành nghệ thuật gấp giấy origami. Origami liên quan đến việc tạo ra các mô hình 3D bằng cách gấp một tờ giấy mà không cần cắt hoặc dán.
Vào thế kỷ 17, người châu Âu bắt đầu tạo ra các mô hình giấy của các tòa nhà, tàu và các đồ vật khác. Những mô hình này được sử dụng cho mục đích kiến trúc, cũng như giải trí và giáo dục.
Trong thế kỷ 18 và 19, mô hình giấy trở nên phổ biến hơn và được sử dụng để làm đồ chơi, đồ trang trí và đồ lưu niệm. Ở Đức, làm mô hình giấy đã trở thành một sở thích phổ biến và các công ty bắt đầu sản xuất bộ dụng cụ để mọi người lắp ráp tại nhà.
Trong thế kỷ 20, nghề làm giấy tiếp tục phát triển, các kỹ thuật và vật liệu mới cũng được phát triển. Với sự phát triển của công nghệ máy tính, việc tạo ra các thiết kế kỹ thuật số và in chúng ra giấy đã trở nên khả thi, khiến cho nghề làm giấy trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.
Ngày nay, thủ công giấy vẫn là một sở thích phổ biến, với những người đam mê tạo ra mọi thứ, từ những chiếc máy bay giấy đơn giản đến những mô hình tòa nhà, phương tiện và nhân vật phức tạp từ văn hóa đại chúng. Ngoài ra còn có nhiều trang web và cộng đồng trực tuyến dành riêng cho thủ công giấy, nơi những người đam mê có thể chia sẻ thiết kế và kỹ thuật của họ với những người khác trên khắp thế giới.
DỤNG CỤ CẦN THIẾT CHO PAPERCRAFT.
Để bắt đầu làm mô hình giấy thì bạn sẽ cần những dụng cụ siêu cơ bản như sau:
Thước – Để rọc các đường thẳng hoặc tạo nếp thẳng trên giấy.
Cutting Mat – Thảm cắt giấy để giúp đường cắt của bạn ổn định, hạn chế lưỡi dao bị cùn khi sử dụng nhiều và bảo vệ bề mặt nơi bạn cắt.
Kéo – Sử dụng kéo có phần mũi nhọn nhỏ nhưng sắc bén, thoải mái khi cầm.
Dao mô hình (Hobby Knife)– Những lưỡi dao với phần cán như cây bút, dễ dàng sử dụng và thay thế phần lưỡi, cần thiết khi bạn cần cắt những vị trí quá nhỏ, nơi kéo không thể tiếp cận được.
Nhíp – Giữ những bộ phận lại với nhau, đặc biệt là các chi tiết quá nhỏ.
Keo dán – Chuẩn bị 2 loại keo dán cơ bản là keo dán sắt 502 và keo sữa thường dùng trong thủ công. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm băng keo trong suốt, băng keo hai mặt để sử dụng trong một số trường hợp cần thiết.
Dụng cụ tạo lằn – Bạn có thể sử dụng bút bi đầu tròn đã cạn mực hoặc dụng cụ chuyên dụng để tạo các nếp gấp một cách gọn gàng nhất có thể.
Dụng cụ để cuộn – Một số bộ phận sẽ cần tạo các đường cong, thay vì chỉ gấp lại. Bạn có thể tận dụng luôn dụng cụ tạo lằn bên trên, dùng đũa hoặc bất cứ thứ gì mà bạn có thể cuộn giấy lại được.
Giấy – Tất nhiên làm mô hình giấy thì không thể nào thiếu giấy được rồi. Với mô hình giấy thì bạn sẽ cần những loại giấy không quá dày nhưng cũng không thể quá mỏng, vì vậy bạn có thể lựa chọn dựa theo định lượng của giấy, thường trong khoảng 180gsm. Bạn có thể sử dụng nhiều loại giấy có độ dày khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm xử lý của bản thân.
Bản in (Template) – Cũng như lắp ráp Gundam, bản in sẽ giúp bạn tạo các ‘part’ và hướng dẫn bạn cách ‘ráp’ chúng lại với nhau để tạo thành mô hình giấy hoàn chỉnh. Các bản in thường được những người chơi có kinh nghiệm chia sẻ miễn phí hoặc có phí.
PepaKura Viewer – Phần mềm dùng để xem bản in của các mô hình giấy, đuôi file định dạng là .pdo. Trong phần mềm này, bạn sẽ thấy được model 3D của mô hình mình chuẩn bị lắp ráp, mảnh trên bản in sẽ nằm ở vị trí nào và còn có thể chỉnh sửa kích thước cho mô hình. Bạn cũng có thể tự mình tạo bản in của riêng mình nếu có kiến thức về dựng model 3D.
CÁCH LÀM MÔ HÌNH GIẤY.
Bạn sẽ bắt đầu tạo các vết lằn hoặc vết cắt hờ trên giấy để giúp các đường gấp nếp rõ ràng và gãy gọn hơn, chỉ cần kê thước lên những đường gấp, sử dụng dụng cụ tạo lằn hoặc bút bi hết mực để kẻ nhẹ theo các đường đó là được. Lưu ý đừng nên kẻ quá mạnh vì có thể làm hỏng bề mặt hoặc thậm chí là rách giấy.
Lần lượt thực hiện bước này trên tất cả kit, sau đó bạn chỉ cần cắt các part này ra. Những vị trí quá nhỏ, không thể đưa kéo vào cắt được thì khoan vội cắt sát viền mà hãy chừa khoảng trống để dùng dao mô hình tỉa gọn lại sau. Đừng quên xem chi tiết của mô hình trên PepaKura Viewer để chắc chắn không cắt nhầm vị trí nhé.
Phân các part đã cắt xong theo từng kit và bắt đầu quá trình ráp chúng lại với nhau theo thứ tự như trong hướng dẫn. Một số vị trí cần sử dụng keo dán thì hãy kiểm tra kĩ để tránh trường hợp keo tràn ra ngoài, gây ảnh hưởng tính thẩm mĩ của mô hình.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ.
Ngoài Template (bản in) khá dễ hiểu và đã được nhắc ở bên trên. Phần này sẽ giới thiệu thêm các thuật ngữ hay gặp trong quá trình tìm hiểu về mô hình giấy.
Kit – là template đã được in trên giấy.
Flap – phần thường được bôi keo để cố định các mảnh mô hình với nhau. Tuy nhiên với một số mô hình có nhãn'no glue' chỉ cần đóng lại như nắp hộp hay ở các kĩ thuật nâng cao như 'no flap', phần này sẽ được lược bỏ.
Unfold – quá trình trãi phẳng và chia mô hình 3D thành những chi tiết (part) nhỏ, tạo thành bản in.
Hi vọng bài viết này phần nào giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về papercraft nói chung và mô hình giấy nói riêng. Đọc tiếp các bài viết bên dưới để tìm hiểu kĩ hơn loại hình nghệ thuật giấy đầy thú vị này nhé
Sponsored: Google Advertising