Tips Hướng dẫn làm khớp chữ T cho mô hình Robot

Huynh Minh Tin

Member
Reputation: 100%
11/27/15
633
3,101
5
21
Nhà chứ ở đâu.
m.facebook.com
  1. Khớp chữ T là một khớp cơ bản và quan trọng trong làm mô hình nói chung và gundam-mecha nói riêng.
    Các bạn lưu ý là cách sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể dựa vào đó và "độ" thêm tùy vào nhu cầu của các bạn. Và ngoài cách này ra thì còn rất nhiều cách nữa, các bạn cứ thoải mái theo ý thích.

    I. Chuẩn bị:
    Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị một cái ruột bút đã hết mực, một đoạn dây, giấy để cuốn và keo 502 (nếu cần).
    Việc dùng ruột bút hay dùng cái khác hay không dùng là tùy vào các bạn và kích thước của khớp.
    Việc dùng dây gì cũng tùy các bạn, ở đây mình dùng dây chỉ đã được bện thành dây, vì dây chỉ mềm.
    5636034f2b5f0bf749b11da7795fc935.jpg


    II. Tiến hành:
    Bước 1, các bạn cuốn giấy quanh đoạn ruột bút, sau đó cắt cho vừa với kích thước cần dùng, tỉa tót cho gọn gàng.
    686ec2fa1b9f8be40524d747e5639315.jpg


    Bước 2, các bạn xâu dây qua lõi của ruột bút, vòng qua trụ thứ 2 của khớp. Làm vài vòng như thế là đủ.
    d0139f33efb3048218b712b00884123d.jpg
    94ac77d5f9fac4f03ec8b62e62845f68.jpg

    Sau khi đã đủ số vòng thì các bạn siết nhẹ, các bạn có thể sẽ cần một vài que tăm để tiện cho việc giữ dây.
    fadae48040a87ab46a8af029811f3f1d.jpg


    Bước ba, các bạn tiến hành thay que tăm bằng một cái gì đó chịu lực tốt (ở đây mình dùng ruột bút) và tiến hành thắt dây cố định.
    45958e5e31b9ab796bfbe1e268aee0ff.jpg


    Bước 4, đây là bước quan trọng, các bạn xoay đoạn ruột bút nhỏ ở một đầu (đoạn khớp đầu bên kia vẫn giữ nguyên). Bước này là bước quan trọng, nó sẽ xoắn các dây nằm trong lõi khớp lại, siết chặt đoạn khớp ở đầu bên kia. Đây cũng là lý do mình dùng ruột bút làm lõi, vì nếu không có ruột bút chịu lực mà chỉ có giấy không thì nhiều khi nó sẽ làm gãy ống giấy. Các bạn cứ vặn đến khi nào thấy đã đủ chặt thì đừng vặn nữa.
    37f149c808870fd3cedb0a1e76ed3c73.jpg


    Bước 5, tỉa tót cho gọn gàng
    e83c5d1ccf7a99f07f606ba7685ae69b.jpg


    Bước 6 (tùy thích), sau khi siết chặt xong, các bạn có thể chích keo 502 vào những chỗ không cần cử động, điều này làm cho khớp cứng hơn, không lỏng lẻo. Tuy nhiên các bạn lưu ý sau khi chích sau thì nên vận động khớp liên tục ở những chỗ không chích keo để đề phòng keo lan ra làm hỏng khớp. Đồng thời các bạn cũng nên làm ở nơi thoáng gió khi làm việc với keo 502, và trang bị đồ bảo hộ đầy đủ.

    Kết quả bạn sẽ được như này
    4fe892d43eec9012607b3886aa2d32b5.jpg
    48f8f75ca60ff3dfe0a55a0a262a2a7c.jpg


    III. Kết:
    Đối với các loại khớp có đường kính lớn, đây là một trong những cách làm hiệu quả, đối với các loại khớp đường kính bé hơn thì cách này không phải tối ưu. Tùy vào điều kiện mà các bạn nên vận dụng hợp lý.
    Hy vọng chia sẻ của mình sẽ có ích cho các bạn.
    Chúc các bạn làm mô hình vui vẻ!
    Happy modelling!

 
Sponsored: Google Advertising
Sponsored: Google Advertising