Hiện giờ mình đang rảnh, các bạn có câu hỏi liên quan đến mô hình hãy reply bên dưới, mình sẽ tổng hợp lại, và tạo 1 bài tổng hợp về những câu hỏi hữu ích để giúp cho các bạn khác về sau này.
Hãy Nhập môn Papercraft trước nhé!
Cách giải quyết khi keo sữa bị khô
Keo sữa kiểu khô quệt quệt thì thêm nước nhưng xíu xìu xiu thôi, chứ k phải là đổ nhìu nước vô (kiểu là tăng độ ẩm cho keo sửa vậy đó) chứ mà nó khô kiểu trắng trong luôn rồi thì keo đó đã hư và bỏ.
Làm keo sữa mau khô sau khi dán
Ngồi trước máy lạnh + máy quạt vì tay bị phong thấp nên mình hay lấy 1 lượng keo vừa đủ để trên 1 tờ giấy, canh thời gian keo đông cứng, tầm 12p sau khi bỏ keo lên tờ giấy là keo thích hợp nhất để quẹt vào ịn 1 phát dính luôn hong sợ rớt, chỉ sợ rách giấy nếu dán sai thôi
Dùng đầu tâm, chấm 1 lượng keo nhỏ vừa đủ rồi thoa đều trên Flap, khi ghép lại thì chỉ việc thổi nhẹ xíu để keo khô là dính cứng
Cách làm tay cho các nhân vật anime figure
Cái bàn tay thì chưa quen thì bẻ nếp hết các ngón tay, dán lần lượt từ ngón trỏ, ngón giữa, áp út , út. xong dán cụm 4 ngón trước. sau là dán ngón cái sau áp ướm vô cái part mu tay, thấy ok khớp rồi thì dán.
Cách bảo quản
Cách 1: có thể sử dụng sơn ATM a10 xịt lên để bảo quản, dùng sơn móng tay bóng hoặc kĩ hơn bạn có thể làm 1 cái hợp bằng bìa kính cũng khá là đẹp (hoặc hợp nhựa bạn có thể đặt ở shopee cũng có)
Bài hướng dẫn làm bìa kính cho bạn nếu bạn cần.
Cách 2: Xem video sau
Cách 3: sử dụngresin
Kinh nghiệm lựa chọn loại giấy và nơi in ấn
GIẤY:
- Định lượng: Phụ thuộc vào độ chi tiết, độ đặc rỗng, to nhỏ của mô hình định làm mà sử dụng loại giấy có định lượng từ 120gsm đến 220gsm. Định lượng càng cao, giấy càng dày, làm xong thấy mép giấy càng rõ. Mô hình càng nhiều chi tiết, chi tiết nhỏ, đòi hỏi độ sai lệch ít (như robot, figure, v.v.) thì nên dùng 120gsm; mô hình bình thướng khác thì dùng 160~180gsm; mô hình dạng rỗng ruột bên trong (như dạng low poly, treo tường) nên dùng định lượng cao hơn, tuỳ mẫu sẽ có khuyến nghị định lượng nên dùng ở phần thông tin. Phần lớn kit hiện tại được sản xuất để in trên khổ A4/ Letter, nếu in ở khổ nhỏ hơn có thể giảm định lượng đôi chút, in khổ to hơn thì tăng định lượng để đảm bảo độ chắc chắn cho mô hình.
-> Phát sinh vấn đề: định lượng cao, lộ rõ mép, xấu, muốn khắc phục thì làm sao?
Trả lời: Việc lộ mép có thể khắc phục bằng kĩ thuật tô mép với mô hình có màu sẵn, dùng giấy màu với mô hình dạng không màu - không có texture (như low poly, gundam) hay thậm chí là Flap ảo - loại bỏ hoàn toàn flap. Áp dụng kĩ thuật bồi giấy bên trong với các mô hình rỗng, thay vì tăng định lượng.
- Loại giấy: Cơ bản thường dùng giấy ford (giấy bìa). Trong vài trường hợp, có thể dùng giấy couche (hay gọi giấy C, được phân ra couche matt (không bóng) và couche gloss (bóng)), những bạn mới chơi không khuyến khích dùng giấy này. Giấy màu có thể lựa chọn từ bìa màu cơ bản cho đến các loại giấy mỹ thuật, mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau, cho hiệu ứng khác nhau, tuỳ vào nhu cầu và điều kiện tài chính, dễ mua hay khó mua mà quyết định. Một số loại giấy mỹ thuật hay dùng như stardream, leathack, v.v., có thể trực tiếp đến các quầy văn phòng phẩm, tiệm in lớn để xem mẫu.
IN ẤN:
- Có thể in ở bất cứ nơi đâu có dịch vụ in. Tránh đến mấy quầy photocopy, gần trường học vì thường set chế độ in tiết kiệm mực (Draft), máy móc, chất lượng mực cũng k đảm bảo, màu xấu. Nếu chỉ in line trên giấy màu thì sao cũng được, chỗ nào rẻ thì in thôi. Có in laser và in phun; in laser thì chất lượng bản in đẹp nhưng dễ bị bong tróc; in phun chất lượng phụ thuộc vào cái tâm của chỗ in, có loại mực nước và mực dầu (không lem khi gặp nước). Nên hỏi giá và trao đổi chất lượng in trước, tránh trường hợp cầm xấp giấy in mà chất lượng thua photo bồi thêm quả giá cắt cổ.
Có thể liên hệ các nơi chuyên in mô hình giấy để đỡ lo nghĩ các vấn đề trên và có giá cả rõ ràng, hợp lý. Mình có sai sót gì mong mọi người góp ý, bổ sung thêm nhé!
Cách dán hợp lý ở các miếng về cuối cùng
Dán theo thứ tự từ trên xuống, dán kín thì dán từ từ từng flap 1 đến cái cuối thì ép lại thôi.
Hãy Nhập môn Papercraft trước nhé!
Cách giải quyết khi keo sữa bị khô
Keo sữa kiểu khô quệt quệt thì thêm nước nhưng xíu xìu xiu thôi, chứ k phải là đổ nhìu nước vô (kiểu là tăng độ ẩm cho keo sửa vậy đó) chứ mà nó khô kiểu trắng trong luôn rồi thì keo đó đã hư và bỏ.
Làm keo sữa mau khô sau khi dán
Ngồi trước máy lạnh + máy quạt vì tay bị phong thấp nên mình hay lấy 1 lượng keo vừa đủ để trên 1 tờ giấy, canh thời gian keo đông cứng, tầm 12p sau khi bỏ keo lên tờ giấy là keo thích hợp nhất để quẹt vào ịn 1 phát dính luôn hong sợ rớt, chỉ sợ rách giấy nếu dán sai thôi
Dùng đầu tâm, chấm 1 lượng keo nhỏ vừa đủ rồi thoa đều trên Flap, khi ghép lại thì chỉ việc thổi nhẹ xíu để keo khô là dính cứng
Cách làm tay cho các nhân vật anime figure
Cái bàn tay thì chưa quen thì bẻ nếp hết các ngón tay, dán lần lượt từ ngón trỏ, ngón giữa, áp út , út. xong dán cụm 4 ngón trước. sau là dán ngón cái sau áp ướm vô cái part mu tay, thấy ok khớp rồi thì dán.
Cách bảo quản
Cách 1: có thể sử dụng sơn ATM a10 xịt lên để bảo quản, dùng sơn móng tay bóng hoặc kĩ hơn bạn có thể làm 1 cái hợp bằng bìa kính cũng khá là đẹp (hoặc hợp nhựa bạn có thể đặt ở shopee cũng có)
Bài hướng dẫn làm bìa kính cho bạn nếu bạn cần.
Cách 2: Xem video sau
Cách 3: sử dụngresin
Kinh nghiệm lựa chọn loại giấy và nơi in ấn
GIẤY:
- Định lượng: Phụ thuộc vào độ chi tiết, độ đặc rỗng, to nhỏ của mô hình định làm mà sử dụng loại giấy có định lượng từ 120gsm đến 220gsm. Định lượng càng cao, giấy càng dày, làm xong thấy mép giấy càng rõ. Mô hình càng nhiều chi tiết, chi tiết nhỏ, đòi hỏi độ sai lệch ít (như robot, figure, v.v.) thì nên dùng 120gsm; mô hình bình thướng khác thì dùng 160~180gsm; mô hình dạng rỗng ruột bên trong (như dạng low poly, treo tường) nên dùng định lượng cao hơn, tuỳ mẫu sẽ có khuyến nghị định lượng nên dùng ở phần thông tin. Phần lớn kit hiện tại được sản xuất để in trên khổ A4/ Letter, nếu in ở khổ nhỏ hơn có thể giảm định lượng đôi chút, in khổ to hơn thì tăng định lượng để đảm bảo độ chắc chắn cho mô hình.
-> Phát sinh vấn đề: định lượng cao, lộ rõ mép, xấu, muốn khắc phục thì làm sao?
Trả lời: Việc lộ mép có thể khắc phục bằng kĩ thuật tô mép với mô hình có màu sẵn, dùng giấy màu với mô hình dạng không màu - không có texture (như low poly, gundam) hay thậm chí là Flap ảo - loại bỏ hoàn toàn flap. Áp dụng kĩ thuật bồi giấy bên trong với các mô hình rỗng, thay vì tăng định lượng.
- Loại giấy: Cơ bản thường dùng giấy ford (giấy bìa). Trong vài trường hợp, có thể dùng giấy couche (hay gọi giấy C, được phân ra couche matt (không bóng) và couche gloss (bóng)), những bạn mới chơi không khuyến khích dùng giấy này. Giấy màu có thể lựa chọn từ bìa màu cơ bản cho đến các loại giấy mỹ thuật, mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau, cho hiệu ứng khác nhau, tuỳ vào nhu cầu và điều kiện tài chính, dễ mua hay khó mua mà quyết định. Một số loại giấy mỹ thuật hay dùng như stardream, leathack, v.v., có thể trực tiếp đến các quầy văn phòng phẩm, tiệm in lớn để xem mẫu.
IN ẤN:
- Có thể in ở bất cứ nơi đâu có dịch vụ in. Tránh đến mấy quầy photocopy, gần trường học vì thường set chế độ in tiết kiệm mực (Draft), máy móc, chất lượng mực cũng k đảm bảo, màu xấu. Nếu chỉ in line trên giấy màu thì sao cũng được, chỗ nào rẻ thì in thôi. Có in laser và in phun; in laser thì chất lượng bản in đẹp nhưng dễ bị bong tróc; in phun chất lượng phụ thuộc vào cái tâm của chỗ in, có loại mực nước và mực dầu (không lem khi gặp nước). Nên hỏi giá và trao đổi chất lượng in trước, tránh trường hợp cầm xấp giấy in mà chất lượng thua photo bồi thêm quả giá cắt cổ.
Có thể liên hệ các nơi chuyên in mô hình giấy để đỡ lo nghĩ các vấn đề trên và có giá cả rõ ràng, hợp lý. Mình có sai sót gì mong mọi người góp ý, bổ sung thêm nhé!
Cách dán hợp lý ở các miếng về cuối cùng
Dán theo thứ tự từ trên xuống, dán kín thì dán từ từ từng flap 1 đến cái cuối thì ép lại thôi.
Sponsored: Google Advertising