Tips Nhập môn Papercraft

thienlong095

Administrator
Staff member
Reputation: 100%
3/28/15
1,692
17,894
32
NHẬP MÔN PAPERCRAFT

PAPERCRAFT LÀ GÌ ?


Papercraft là một loại hình nghệ thuật trong đó áp dụng nhiều kĩ thuật khác nhau trên giấy hoặc chất liệu giấy để tạo thành các vật thể đẹp mắt. Nói cho dễ hiểu hơn thì bạn sẽ tạo ra một bản sao của vật thể bất kì từ giấy hoặc các vật liệu bằng giấy.

Có rất nhiều kiểu Papercraft khác nhau như làm thiệp, phong thư, hoa, tranh giấy xoắn, origami… và mô hình giấy. Ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến mô hình giấy. Thú vui này vô cùng dễ tiếp cận, không tốn quá nhiều chi phí và cũng không yêu cầu phải có tài năng thiên bẩm đặc biệt nào cả. Bất cứ ai cũng có thể làm mô hình giấy được cả, bạn chỉ cần một vài dụng cụ cơ bản, chút kiên nhẫn và bản in của mô hình đó.
0apOJ.jpg
GH6qm.jpg
0hIO.png
NGUỒN GỐC - LỊCH SỬ

Papercraft, còn được gọi là mô hình giấy hoặc mô hình thẻ, là một loại hình nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các mô hình 3D bằng giấy. Lịch sử của nghề thủ công giấy có thể bắt nguồn từ nghệ thuật gấp giấy cổ xưa, bắt nguồn từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.

Kỹ thuật gấp giấy lan truyền đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, nơi nó phát triển thành nghệ thuật gấp giấy origami. Origami liên quan đến việc tạo ra các mô hình 3D bằng cách gấp một tờ giấy mà không cần cắt hoặc dán.

Vào thế kỷ 17, người châu Âu bắt đầu tạo ra các mô hình giấy của các tòa nhà, tàu và các đồ vật khác. Những mô hình này được sử dụng cho mục đích kiến trúc, cũng như giải trí và giáo dục.

Trong thế kỷ 18 và 19, mô hình giấy trở nên phổ biến hơn và được sử dụng để làm đồ chơi, đồ trang trí và đồ lưu niệm. Ở Đức, làm mô hình giấy đã trở thành một sở thích phổ biến và các công ty bắt đầu sản xuất bộ dụng cụ để mọi người lắp ráp tại nhà.

Trong thế kỷ 20, nghề làm giấy tiếp tục phát triển, các kỹ thuật và vật liệu mới cũng được phát triển. Với sự phát triển của công nghệ máy tính, việc tạo ra các thiết kế kỹ thuật số và in chúng ra giấy đã trở nên khả thi, khiến cho nghề làm giấy trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.

Ngày nay, thủ công giấy vẫn là một sở thích phổ biến, với những người đam mê tạo ra mọi thứ, từ những chiếc máy bay giấy đơn giản đến những mô hình tòa nhà, phương tiện và nhân vật phức tạp từ văn hóa đại chúng. Ngoài ra còn có nhiều trang web và cộng đồng trực tuyến dành riêng cho thủ công giấy, nơi những người đam mê có thể chia sẻ thiết kế và kỹ thuật của họ với những người khác trên khắp thế giới.


DỤNG CỤ CẦN THIẾT CHO PAPERCRAFT.
Để bắt đầu làm mô hình giấy thì bạn sẽ cần những dụng cụ siêu cơ bản như sau:
Thước – Để rọc các đường thẳng hoặc tạo nếp thẳng trên giấy.

Cutting Mat – Thảm cắt giấy để giúp đường cắt của bạn ổn định, hạn chế lưỡi dao bị cùn khi sử dụng nhiều và bảo vệ bề mặt nơi bạn cắt.

Kéo – Sử dụng kéo có phần mũi nhọn nhỏ nhưng sắc bén, thoải mái khi cầm.

Dao mô hình (Hobby Knife)– Những lưỡi dao với phần cán như cây bút, dễ dàng sử dụng và thay thế phần lưỡi, cần thiết khi bạn cần cắt những vị trí quá nhỏ, nơi kéo không thể tiếp cận được.

Nhíp – Giữ những bộ phận lại với nhau, đặc biệt là các chi tiết quá nhỏ.

Keo dán – Chuẩn bị 2 loại keo dán cơ bản là keo dán sắt 502 và keo sữa thường dùng trong thủ công. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm băng keo trong suốt, băng keo hai mặt để sử dụng trong một số trường hợp cần thiết.

Dụng cụ tạo lằn – Bạn có thể sử dụng bút bi đầu tròn đã cạn mực hoặc dụng cụ chuyên dụng để tạo các nếp gấp một cách gọn gàng nhất có thể.

Dụng cụ để cuộn – Một số bộ phận sẽ cần tạo các đường cong, thay vì chỉ gấp lại. Bạn có thể tận dụng luôn dụng cụ tạo lằn bên trên, dùng đũa hoặc bất cứ thứ gì mà bạn có thể cuộn giấy lại được.

Giấy – Tất nhiên làm mô hình giấy thì không thể nào thiếu giấy được rồi. Với mô hình giấy thì bạn sẽ cần những loại giấy không quá dày nhưng cũng không thể quá mỏng, vì vậy bạn có thể lựa chọn dựa theo định lượng của giấy, thường trong khoảng 180gsm. Bạn có thể sử dụng nhiều loại giấy có độ dày khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm xử lý của bản thân.

Bản in (Template) – Cũng như lắp ráp Gundam, bản in sẽ giúp bạn tạo các ‘part’ và hướng dẫn bạn cách ‘ráp’ chúng lại với nhau để tạo thành mô hình giấy hoàn chỉnh. Các bản in thường được những người chơi có kinh nghiệm chia sẻ miễn phí hoặc có phí.

PepaKura Viewer – Phần mềm dùng để xem bản in của các mô hình giấy, đuôi file định dạng là .pdo. Trong phần mềm này, bạn sẽ thấy được model 3D của mô hình mình chuẩn bị lắp ráp, mảnh trên bản in sẽ nằm ở vị trí nào và còn có thể chỉnh sửa kích thước cho mô hình. Bạn cũng có thể tự mình tạo bản in của riêng mình nếu có kiến thức về dựng model 3D.


CÁCH LÀM MÔ HÌNH GIẤY.
Sau khi đã chọn được mẫu mô hình mà bạn muốn làm thì bạn có thể đem bản in (template) đó ra các tiệm in ấn để họ in là được, hầu hết các tiệm in cũng đã có sẵn nhiều loại giấy khác nhau để bạn lựa chọn. Những tờ giấy đã in ra đó được gọi là kit, tương tự như runner của Gunpla.

Bạn sẽ bắt đầu tạo các vết lằn hoặc vết cắt hờ trên giấy để giúp các đường gấp nếp rõ ràng và gãy gọn hơn, chỉ cần kê thước lên những đường gấp, sử dụng dụng cụ tạo lằn hoặc bút bi hết mực để kẻ nhẹ theo các đường đó là được. Lưu ý đừng nên kẻ quá mạnh vì có thể làm hỏng bề mặt hoặc thậm chí là rách giấy.

Lần lượt thực hiện bước này trên tất cả kit, sau đó bạn chỉ cần cắt các part này ra. Những vị trí quá nhỏ, không thể đưa kéo vào cắt được thì khoan vội cắt sát viền mà hãy chừa khoảng trống để dùng dao mô hình tỉa gọn lại sau. Đừng quên xem chi tiết của mô hình trên PepaKura Viewer để chắc chắn không cắt nhầm vị trí nhé.

Phân các part đã cắt xong theo từng kit và bắt đầu quá trình ráp chúng lại với nhau theo thứ tự như trong hướng dẫn. Một số vị trí cần sử dụng keo dán thì hãy kiểm tra kĩ để tránh trường hợp keo tràn ra ngoài, gây ảnh hưởng tính thẩm mĩ của mô hình.


MỘT SỐ THUẬT NGỮ.

Ngoài Template (bản in) khá dễ hiểu và đã được nhắc ở bên trên. Phần này sẽ giới thiệu thêm các thuật ngữ hay gặp trong quá trình tìm hiểu về mô hình giấy.
Kit – là template đã được in trên giấy.
Flap – phần thường được bôi keo để cố định các mảnh mô hình với nhau. Tuy nhiên với một số mô hình có nhãn'no glue' chỉ cần đóng lại như nắp hộp hay ở các kĩ thuật nâng cao như 'no flap', phần này sẽ được lược bỏ.
Unfold – quá trình trãi phẳng và chia mô hình 3D thành những chi tiết (part) nhỏ, tạo thành bản in.


Hi vọng bài viết này phần nào giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về papercraft nói chung và mô hình giấy nói riêng. Đọc tiếp các bài viết bên dưới để tìm hiểu kĩ hơn loại hình nghệ thuật giấy đầy thú vị này nhé
 
Sponsored: Google Advertising

thienlong095

Administrator
Staff member
Reputation: 100%
3/28/15
1,692
17,894
32
FLAP & KĨ THUẬT'NO FLAP'


Flap –
phần thường được bôi keo để cố định các mảnh mô hình với nhau. Tuy nhiên với một số mô hình có nhãn'no glue' chỉ cần đóng lại như nắp hộp hay ở các kĩ thuật nâng cao như 'no flap', phần này sẽ được lược bỏ. Một khối lập phương cơ bản sau khi được unfold sẽ cho ra template với flap như hình bên dưới.


Dmdf0.png


Có một vấn đề phát sinh từ cách làm này. Giả sử bạn muốn làm một cái vòng bằng giấy, dĩ nhiên bạn sẽ cắt một băng giấy dài và dán hai đầu lại. Và kết quả là chỗ mối ghép sẽ bị cộm lên đôi chút. Tuy nhiên khi chơi Mô hình giấy thì nhiều người lại không thích nó cộm lên vì như thế là không hoàn hảo, nhìn một hồi thấy rất là....cộm mắt. Từ đó kĩ thuật "No flap" đã ra đời.

Vậy làm thế nào để thi triển kĩ thuật này? Quá dễ, cắt phăng cái flap kia đi là xong.

7eEcz.png


Tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng một phần gọi là flap chìm (phần màu đỏ), không có gì ghê gớm cả, đó chỉ là một băng giấy nhỏ để làm cầu nối cho hai mép giấy thôi.
fXOHm.png


*Với mô hình có độ chi tiết cao và nhiều khối vuông như Gundam chúng ta có thể bôi keo trực tiếp lên phần mép giấy mà không cần flap chìm.




MÉP GIẤY & TÔ MÉP

Như các bạn thấy, chú ếch sau khi hoàn thành có những vệt lộ trắng, đó chính là mép giấy sau khi cắt. Các vệt lộ trắng to hay nhỏ phụ thuộc vào độ dày của loại giấy bạn sử dụng. Những vệt trắng này làm cho mô hình nhìn không được hoàn hảo cho lắm. Loại bỏ chúng bằng việc dùng màu trùng với màu chi tiết tô lên các mép giấy này trước khi ráp. Việc làm này gọi là tô mép.


yY1xp.png





Tô mép có thực sự cần thiết không?
Việc này hoàn toàn không bắt buộc và tùy thuộc vào người chơi.
Khi mô hình không có nhiều chỗ cần tô hay số lượng màu cần tô không quá nhiều và quan trọng là bạn cảm thấy tô mép sẽ làm cho mô hình đẹp hơn thì điều đó mới cần thiết. Còn nếu không, bạn có thể bỏ qua công đoạn này.

Nên dùng màu gì là tốt nhất?
Mỗi loại màu đều có những ưu thế riêng nên không thể xác định được loại nào là tốt nhất. Tuy nhiên, trong mô hình giấy thì mình khuyên các bạn nên dùng màu acrylic vì loại này bền, để lâu không sợ khô, có thể pha bằng nước (nếu muốn lâu khô) hoặc cồn (nếu muốn khô nhanh) nhưng khi khô lại không thấm nước, không có bụi màu làm dính quần áo. Khi bị màu dính vào quần áo có thể dùng cồn để loại bỏ. Tuy nhiên tốt hơn là ta nên cẩn thận khi sử dụng.

*Nếu không tìm được màu acrylic, các bạn có thể sử dụng màu dầu hay bút màu dạ. Có điều không nên xài màu dầu cho mô hình vì nó cực kì lâu khô.
672fc25c085d984be1b1d2d769e25f92.jpg


Cách pha màu như thế nào?
Phần này thì các bạn cần phải biết chút khái niệm về màu sắc. Màu cơ bản là những màu mà ta không thể pha ra được từ bất kì màu nào khác nhưng ngược lại, từ những màu cơ bản ta có thể pha ra tất cả màu. Chúng ta thường được dạy 3 màu cơ bản là Xanh da trời (Blue), Đỏ (Red)Vàng (Yellow). Để tạo sắc độ đậm nhạt cho màu ta dùng thêm trắng & đen. Khi mua màu về cơ bản ta chỉ cần 5 loại kể trên là đủ. Nếu có điều kiện thì ta có thể mua bộ màu có nhiều màu hơn, có một số màu đã pha sẵn.

Vì mô hình giấy là vật thể mắt người nhìn thấy nhờ sự phản xạ của ánh sáng mà không tự phát ra ánh sáng, nên sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách pha màu theo hệ màu CMYK. Đây cũng là hệ màu được dùng trong in ấn, bạn có thể sử dụng những hiểu biết này để đổi màu các bản in.

Một số ví dụ về cách pha màu:
0vasb.png




Theo kinh nghiệm cá nhân thì không nhất thiết phải dùng đến đen hay trắng mới có thể tạo ra màu đậm hơn hay nhạt hơn. Ví dụ: Muốn màu xanh đọt chuối đậm hơn thành xanh lá cây thì ta thêm xanh dương, muốn xanh lá cây sáng lên thành xanh đọt chuối thì thêm vàng. Như vậy tỉ lệ màu sẽ quyết định độ đậm nhạt và đồng thời là loại màu sắc. Phần này các bạn tự nghiên cứu để có thêm kinh nghiệm.

Bạn có thể sử dụng các phần mềm đồ họa để tìm các công thức pha màu nhưng đừng lạm dụng, thứ chúng ta cần là kinh nghiệm pha màu thực tế. Hãy tập cho đôi mắt quen với màu sắc, để khi nhìn vào một màu nào đó các bạn có thể đoán ra nó được cấu thành từ những màu nào, bạn sẽ trở thành một nghệ sĩ thực thụ.

ml58G.png



Nguyên tắc pha màu là lấy màu nào nhiều hơn để làm chuẩn (100%) rồi từ đó mới thêm các màu còn lại theo tỉ lệ phù hợp. Nếu tỉ lệ tham gia của một màu quá ít (<10%) thì chúng ta tạm bỏ qua, khi nào pha xong các màu kia mà thấy không hài lòng thì mới thêm vào từng chút một xem sao. Như ở trên, mình thấy rằng Cyan và Magenta chiếm nhiều nhất nên sẽ pha 100% magenta và 50% Cyan. Không nhất thiết phải đúng y chang, có thể làm tròn thành 25%, 30%, 60% 75%... cho dễ ước lượng.

Sau khi đã pha ra màu ưng ý thì bắt đầu tô thôi, nhưng lưu ý là màu khi còn ướt sẽ khác với khi khô nên cần quẹt thử một ít ra giấy rồi chờ khô xem thế nào. Một gợi ý là nên tô mép trước khi dán sẽ không sợ lem.

Đây là chú ếch ở trên sau khi tô mép.
sMkum.png
 

thienlong095

Administrator
Staff member
Reputation: 100%
3/28/15
1,692
17,894
32
CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ GIẤY


Giấy được đóng gói thành từng ream, thường bị đọc chệch thành ram. Mỗi ream giấy thường có 500 tờ (sheet) có khi 100, 200 tờ, trên vỏ bao có ghi thông tin khổ giấyđịnh lượng của giấy. Đó là tất cả những gì ta cần quan tâm khi mua giấy.


Khổ giấy: kí hiệu bằng một chữ cái đi kèm một con số (ví dụ: A0, A1, A2, A3, A4, B1, B2, B3, B4...), có 3 khổ phổ biến là A (sử dụng rất phổ biến), B (thường dùng cho sách, bao bì,...), C (chỉ dùng để in bao bì), ngoài ra còn có khổ D, E chủ yếu để in áp-phích, quảng cáo. Ở khu vực Nam Mỹ thì có thêm các khổ Letter, Legal, Tabloid.

Bảng tra cứu kích thước các khổ giấy:
XFIGW.png



Tương quan giữa các khổ giấy
dphK2.png


Đặc điểm về kích thước các khổ giấy:
- Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng giấy theo tiêu chuẩn là căn hai, sở dĩ lẻ như thế là để dễ chia giấy: chia đôi tờ giấy A3 ta sẽ được 2 tờ A4.
- Giấy có số càng nhỏ thì kích thước càng to, như vậy: A0>A1>A2>A3..., B0>B1>B2>B3...
- Giấy khổ lớn hơn thì có kích thước gấp căn 2 và diện tích gấp đôi giấy khổ nhỏ hơn liền kế nó.
Ví dụ: Chiều dài A0=(căn 2)*(chiều dài A1); chiều dài A1=(căn hai)*(chiều dài A2)...Diện tích A0=2*(diện tích A1); diện tích A1=2*(diện tích A2)...

*Chỉ cần nhớ đơn giản là: cắt đôi tờ giấy A0 theo chiều dài, ta sẽ được 2 tờ A1, cắt đôi tờ A1 ta sẽ được 2 tờ A2, cứ thế... cắt đôi tờ giấy A4, vậy là ta đã có 2 tờ giấy A5.

Định lượng/độ dày giấy:
Định lượng (gsm) chính là viết tắt của “Grams per Square Meter”, gram trên mỗi mét vuông và thể hiện độ dày của tờ giấy.

Nếu cùng một mét vuông giấy mà khối lượng tăng lên thì có nghĩa là do độ dày của nó tăng lên. Như vậy, với cùng một khổ A4 thì một tờ giấy 180gsm sẽ nặng và dày hơn một tờ giấy 80gsm. Khi thấy ai đó bảo giấy 80, 160, 180... thì ta ngầm hiểu đó là 80gsm, 160gsm, 180gsm...
*Fact: Một tờ giấy A4 80gsm theo tiêu chuẩn sẽ nặng 5g.


Các loại giấy trên thị trường hiện nay

Đây là kinh nghiệm của mình khi dùng một số loại giấy:
_Một số cửa hàng người ta mua giấy lô về bán lẻ, nhiều khi hỏi giấy 180 chẳng ai hiểu là gì, lúc này bạn phải xông vào mà lựa thôi.

_Giấy 80gsm: loại giấy in thông thường, không mỏng không dày, dùng in ấn thì tốt, riêng Peter Callesen dùng giấy này làm mô hình cực kì tinh xảo.

_Giấy 160gsm: ra ngoài hỏi bìa Thái thì 99% sẽ là loại này, dày cỡ 0.2mm, thuộc dạng "nửa vời", tức là làm giấy nháp, photo thì hơi dày mà làm mô hình thì hơi yếu, mình nói là hơi yếu chứ không phải là mềm oặt đến không dùng được.

_Giấy 180gsm: dày cỡ 0.25mm, không yếu cũng không cứng, rất tốt để làm mô hình hay thiệp gấp (pop-up) vì khi gấp lại không cộm nhiều.

_Ngoài ra có các loại giấy mỹ thuật cao cấp & dày hơn, định lượng thường trên 200gsm. Loại này có văn giấy, làm thiệp hay mô hình đều rất đẹp.

_Bìa kiến trúc: dày 1mm, tráng màu, ruột trắng, thích hợp cho những mô hình cần độ cứng. Nếu cần giấy dày hơn thì phải bồi lại từ nhiều tờ 1mm này.

_Bìa tái chế: đủ cỡ, dày từ 1mm đến 5mm, rất cứng, khó cắt bằng dao vì nó phá lưỡi rất nhanh. Khuyến cáo không nên dùng trừ phi bạn có sẵn vài chục lưỡi dao và đôi tay của lực sĩ.

_Giấy foam: có ở các cửa hàng bán mica và các vật liệu dùng cho quảng cáo hoặc gần các trường đại học kiến trúc (giá mắc hơn), loại này chỉ độc một màu trắng, có loại 2mm và 5mm, dạng xốp nên cắt rất nhẹ nhàng nhưng cũng chịu lực tốt, không gãy khi bẻ ngang. Khuyết điểm lớn nhất là bề mặt rất nhạy cảm với lực, chỉ cần dùng móng tay hay vật cứng ép nhẹ lên là để lại vết ngay.


Giấy loại nào là tốt nhất để làm mô hình?

Những người chơi khác nhau có thể sử dụng giấy có độ dày khác nhau cho cùng một chi tiết. Bạn cần giấy dày cỡ nào thì chỉ có bạn mới biết, hãy tự trải nghiệm bằng cách ra văn phòng phẩm, cầm giấy mẫu của mỗi loại lên so sánh, nếu cần thì mua một ít về làm thử rồi tự rút ra loại giấy phù hợp nhất với bản thân.

Hãy dựa vào mô hình bạn đang muốn làm và tự trả lời các câu hỏi sau:
_Mô hình của bạn cần độ cứng hay cần dễ uốn nắn?
_Chi tiết bạn làm cần độ dày bao nhiêu để phù hợp tỉ lệ so với vật thể thực tế?
_Bạn làm thiệp pop-up trên giấy Xgsm, bạn thấy nó "ẻo lả" quá nên tạo hình khó khăn hay dày quá khi gấp lại bị cộm?
_Bạn chưa quyết định làm mô hình nào, chỉ hỏi để tham khảo?

Hãy làm nhiều, rút kinh nghiệm và sớm tìm được loại giấy chân ái của mình nhé!
 

thienlong095

Administrator
Staff member
Reputation: 100%
3/28/15
1,692
17,894
32

Bồi giấy

Vấn đề này đơn giản có thể tóm gọn với vài ý dưới đây.

Bồi giấy là gì?
Là dán chồng nhiều lớp giấy mỏng lại với nhau để có lớp giấy mới dày hơn.


Tại sao phải bồi giấy:
Giả sử bạn muốn làm một thứ gì đó đòi hỏi sự cứng cáp, quăng vô tường không hư, bao bóp, bao đập... nhưng trong tay bạn chỉ có mỗi loại giấy 180gsm yếu xìu, vậy thì làm thế nào? _Đó là lúc bạn cần phải bồi giấy.

Dùng loại giấy gì để bồi?
Bất cứ loại giấy nào cũng có thể dùng để bồi được, có thể dùng báo (như khi làm mặt nạ, đầu lân) hay dùng giấy 160gsm, 180gsm hay thậm chí là giấy 1mm, 2mm (khi làm mô hình giấy).

Bồi giấy như thế nào?
Bồi giấy là phương pháp bất khả kháng khi bạn không có loại giấy có độ cứng hay bề dày phù hợp yêu cầu. Một tấm giấy 1mm khổ A2 có giá 15K sẽ rẻ hơn chừng đó giấy 180gsm cần thiết, tiết kiệm được cả thời gian lẫn tiền bạc.
Khi đã quyết định bồi thì bạn có thể dùng bất cứ cách nào, miễn sao có thể làm cho các lớp giấy dính vào nhau. Có thể dùng hồ, keo, băng keo hai mặt, keo dán sắt, cơm nguội...

Theo ý kiến cá nhân thì mình thấy có hai phương pháp được ưa chuộng: Dùng keo khô và dùng keo xịt. Lưu ý là keo xịt giá rất mắc (hơn 200K/bình) và không phổ biến ở nước ta nên dùng keo khô là tốt nhất. Nên dùng loại keo tốt chẳng hạn Steadtler, Bostik và tuyệt đối không dùng những loại keo rẻ tiền nếu không hai bề mặt có thể tróc ra bất cứ lúc nào.

Vì sao không dùng keo lỏng?
Vì trong keo có nước sẽ làm giấy nở không đều, kết quả là sản phẩm cuối cùng bị nhăn nheo và chẳng ai muốn như thế.
Riêng đối với phương pháp bồi giấy để gia cố thì có thể dùng keo nước quét lên luôn còn giấy thì có thể dùng giấy đã bỏ đi chẳng hạn báo, giấy vụn sau khi cắt kit... Kĩ thuật này thường áp dụng để làm mặt nạ, đầu lân...

Bồi bao nhiêu là đủ?
Tùy nhu cầu về độ cứng hay bề dày mà ta chia làm hai loại là bồi theo yêu cầu độ bền và bồi theo yêu cầu kích thước. Chẳng hạn bạn muốn bồi sao cho thật cứng, thật chắc, không quan tâm là nó dày cỡ nào thì đó là bồi theo độ bền. Đối với một số kit quân sự, khi làm khung cần phải dùng giấy có độ dày 1mm mới có thể ráp khít vào các rãnh thì ta phải bồi theo yêu cầu về kích thước.

Có nhất thiết phải bồi giấy?
Nếu bạn có loại giấy đáp ứng được nhu cầu về độ bền và độ dày thì không cần phải bồi giấy.
Thực ra ở một góc độ nào đó bồi giấy chỉ là phương pháp cứu cánh. Nhưng ở một góc độ khác bồi giấy là một kĩ thuật xử lí mô hình (ví dụ dùng giấy báo bồi lên khung tàu để có mặt tựa khi ốp vỏ tàu).

Nhu cầu của tôi là như thế nào?
Có nhiều trường hợp hỏi rằng: "Đối với mô hình X, Y, Z... thì bồi bao nhiêu là vừa?". Hãy đọc lại các phần trên để xem nhu cầu của bạn thuộc dạng nào, từ đó quyết xem nên bồi như thế nào.

Cắt giấy

Vấn đề này bình thường quá nhỉ, nhưng thực ra có nhiều điều chúng ta cần biết để làm việc cho hiệu quả.

1. Dùng gì để cắt giấy?
Lưỡi lam
: đây là thứ đầu tiên mình dùng để cắt giấy, hậu quả đúng là "con dao hai lưỡi": suýt đứt tay mấy lần. Thứ này "ẻo lả" quá nên khó mà cắt cho ngay ngắn được, tốt nhất là chỉ để cạo râu thôi.

Kéo: đối với giấy mỏng thì không sao, nhưng đối với giấy dày thì lưỡi kéo sẽ ép mép giấy lại làm mất tính thẩm mỹ, đặc biệt ảnh hưởng lớn đối với loại giấy xốp chẳng hạn giấy foam. Nói chung là kit in trên giấy 180 cứ dùng kéo vô tư.

Dao rọc giấy: Bén ngót, lưỡi thay siêu rẻ tiền, tựa lực tốt, dùng để cắt đường thẳng trên giấy dày là số một còn cắt đường uốn éo phức tạp thì... khỏi cho nó khỏe.

Dao mổ, hobby knife các loại..., nói chung là dao trổ cho gọn: mũi nhọn nên có thể cắt các chi tiết phức tạp, dĩ nhiên là nhờ sự khéo léo của đôi tay, cũng bén ngót nhưng cắt giấy dày và cứng thì hơi bị đau tay còn mũi dao mau "tiêu tùng" và lưỡi thì đắt hơn dao rọc giấy. Tốt nhất là chỉ dùng cho chi tiết mỏng và phức tạp, đường thẳng thì cứ giao cho dao rọc giấy.

Xét về tính hiệu quả: Dao rọc giấy dùng khoảng 1/3 - 2/3 lưỡi, trong khi dao trổ chỉ dùng mũi nên dễ hỏng nếu chịu lực nhiều mà mũi hỏng thì phần lưỡi cũng không biết xài vô chuyện gì cho ngon lành. Do đó, hãy là mô hình gia thông minh!

Ngoài ra còn một số "đồ chơi" cao cấp khác chẳng hạn compa cắt hình tròn.

7M5GL.jpg


MlN9T.jpg
q8mz0.jpg



2. Dùng gì để lót khi cắt?
Lúc trước mình để trên gạch cắt thì trầy gạch còn dao thì thê thảm khỏi nói rồi, để trên tập cắt thì làm xong con gundam cũng nát bét cuốn tập luôn, để trên bìa lịch thì... cũng được, có điều đi mấy đường cong hơi gắt.
Nghe đồn mấy sinh viên kiến trúc lót trên kính để cắt, nghe cũng có lí lắm, nhưng tiếc là lúc đó mình đã có thớt cao su rồi nên cũng không quan tâm. Theo quan điểm cá nhân mình thì tấm lót cao su (cutting mat) là số một.

3. Cắt giấy như thế nào cho hiệu quả?
Có một video hướng dẫn cách cắt giấy khá hay:

Nội dung của video này đại loại như sau:
_Chọn kích cỡ tấm lót cắt sao cho phù hợp với chỗ làm việc (và cả túi tiền nữa)

_Chọn loại dao phù hợp, dao mũi nhọn khi không dùng thì xoay mũi vào trong để tránh sự cố. Dao rọc giấy dùng xong thì thu lưỡi dao vào.

_Không dùng thước nhựa để áp vào cắt vì dao sẽ cắt đứt thước (cái này bị hoài), ngoài ra nếu dao đi lệch vào tay thì hậu quả khỏi kể cũng hình dung ra được. Do đó tốt nhất dùng thước kim loại.

_Đối với thước kim loại: Chọn vật kiệu không rỉ, nhẹ, đàn hồi tốt và quan trọng là phải dài, thử tưởng tượng cắt một đường dài phải mất mấy lần dịch thước thì tờ giấy xơ xác thế nào? Ở nước ta thì ra các cửa hàng cơ khí hỏi mua thước lá, có thể là sắt mạ inox nhưng nói chung là dùng được, có loại 50cm, 1m, 1,5m,... Đừng hỏi giá vì mình đang xài thước nhựa =.=

_Trên một mặt của thước cần dán thêm một miếng vật liệu tạm gọi là "dải phân cách", thứ nhất là để dao không trượt vào tay và thứ hai là để tay nhớ mà không trượt vào dao. Một số hãng có thiết kế sẵn phần này trên thước.Khi dán thêm dải này thì nhớ áp cắt bằng mặt kia của thước, nếu không khi cắt sẽ không ngay ngắn do có khoảng hở.

_Luôn chú ý để tay phía sau "dải phân cách".

_Không nên "một nhát bổ đôi" tờ giấy dày dù dao bạn có khả năng làm chuyện đó. Nên cắt từng đường vừa sức cho đến khi đứt lìa, việc này sẽ giúp tiết kiệm sức lực, dao và thớt của bạn đồng thời tăng hiệu quả khi cắt.

_Khi thấy mép cắt bị sờn, góc giấy bị ép lại nghĩa là lưỡi dao của bạn đã đến tuổi về hưu. Hãy cho nó an nghỉ.

_Niêm phong kĩ lưỡi dao trước khi bỏ đi !
 

chilebmt

New Member
4/7/15
1
1
2
tp. hcm
Bài viết thật rất là chi tiết và đầy đủ cảm ơn các Admin đã cung cấp thông tin hữu ích giải đáp những thắc mắc bấy lâu của em.
 
  • Like
Reactions: thienlong095

thienlong095

Administrator
Staff member
Reputation: 100%
3/28/15
1,692
17,894
32
Bài viết thật rất là chi tiết và đầy đủ cảm ơn các Admin đã cung cấp thông tin hữu ích giải đáp những thắc mắc bấy lâu của em.
Chúc bạn tham gia vui vẻ :)
 

wearepen

New Member
Reputation: 1%
4/7/15
1
2
2
27
e là hs ở trên núi nữa :)) kiếm dung cụ khó lắm. kit tự chế, giấy học sinh, kéo 10k, keo nc thiên long, thế là chiến thôi :)
 

duycuongn

New Member
Reputation: 24%
4/9/15
38
198
3
37
có điều kiện thì làm bộ ngon ngon, vừa sướng tay vừa sướng tinh thần ( đem đi khoe ) :D

ko thì 1 con dao rọc giấy, 1 miếng bìa lót, 1 bộ kit là có thể chơi chay (ko xử lý, ko tô mép, ko sơn phủ, etc. ) dc rồi :)
 
  • Like
Reactions: kutinh1

tinhyeucuagio1

New Member
Reputation: 8%
4/29/15
22
55
2
33
minh moi choi nen thi dung keo cat .cac loai ban noi minh ko bik mua o dau ca
 
Sponsored: Google Advertising